Gỗ tự nhiên với bề mặt khá nhạy cảm cần phân biệt công đoạn xử lý bề mặt. Với những vị trí xử lý vá lớn có thể dùng keo sữa trộn mùn cưa làm lấp lỗ. Tiếp theo cắt miếng phoi bào vừa kích thước chỗ vá vào trùng vân gỗ dán vào, sau đó đánh nhám 400 làm liền sẹo. Có thể dùng chốt gỗ cho công đoạn này, tuy nhiên sẽ không tinh tế bằng phương án trên.
Với lỗ đinh cũng vậy, ngoài phương án xử lý kỹ như trên thì có thể dùng bả 2 thành phần có pha màu trùng với màu gỗ chưa sơn. Chú ý phải lót trước khi bả để tránh sẹo bả.
Đối với gỗ công nghiệp có vân gỗ cũng cùng cách thức như với gỗ tự nhiên. Các loại gỗ ép khi tiến hành hoàn thiện cao cấp cần lót trước rồi mới bả vá lỗi để tránh sẹo lồi (nhất là với sơn bóng sâu). Sau đó lót lại một lần nữa tại các chỗ bả vá hoặc toàn bộ bề mặt. Đối với các giáp lai miếng gỗ, góc cần gia cố bằng vít chắc chắn và cách đều 20 cm hoặc ít hơn. Các loại bả có thể áp dụng. + Bả 2 thành phần. Bả này độ liên kết rất cao, kháng hoá chất và kháng nước khá tốt. Co giãn linh động và hay được dùng trong các sản phẩm cao cấp. Khi sử dụng phải có am hiểu kỹ thuật vì hơi khó sử dụng và khó chịu khi xả nhám. Có thể bả dày hoặc thành cục khối. Cần để khô kiệt mới tiến hành sơn hoàn thiện nhắm tránh sủi bọt tại vị trí bả.
+ Bả 1 thành phần dễ thao tác, nhanh khô nhưng liên kết kém. Dễ vỡ, không thích hợp với vị trí yếu ở kết cấu. Không thích hợp bả dày. Loại này chủ yếu dùng bả bề mặt, bả mỏng với mục đích khi sơn lớp sau làm chảy hoà với lớp bả tạo độ chắc chắn.
+ Vị trí giáp lai với những hàng cao cấp không nên dùng sơn thấp cấp (mặc dù đã trá hình bề mặt) sơn cao cấp có độ cứng rất cao tuy nhiên lại mềm dẻo. Tính linh động của nó cho phép co giãn chừng mực và ít bị gãy vỡ tại các ghép nối.